GYM, Thể thao

Chấn thương vai khi tập gym và cách khắc phục hiệu quả

Chấn thương vai khi tập gym là dạng chấn thương thường gặp. Tuy nhiên không phải ai cũng biết nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng đó. Vậy tập gym gây ra những dạng chấn thương vai như thế nào? Làm sao để khắc phục và phòng tránh hiệu quả. Theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé.

1. Nguyên nhân gây chấn thương vai khi tập gym

Bỏ qua bước khởi động

Không chỉ gym mà bất kỳ môn thể thao nào cũng yêu cầu bạn phải khởi động thật kỹ càng. Việc khởi động giúp cho xương khớp được giãn ra, nhờ vậy mà bạn quen hơn với cường độ tập luyện. Tuy vậy, có không ít những người tỏ ra chủ quan và không mấy quan tâm đến việc khởi động.

Việc không khởi động kỹ càng chính là nguyên nhân dẫn đến các chấn thương vai khi tập gym. Bỏ qua các bài tập khởi động sẽ khiến cho vai bạn bị đau nhức. Điều đó cũng khiến cho các khớp vai bị đau.

Bỏ qua bước khởi động là nguyên nhân chấn thương vai

Xem thêm:

Tổng hợp các bài tập mông cho nam tại nhà giúp vòng 3 săn chắc

Các bài tập ngực dưới dành cho nam hiệu quả nhất

Tập sai kỹ thuật

Đối với bộ môn tập gym, nó đòi hỏi người tập luôn phải thực hiện đúng kỹ thuật đối với những bài tập nặng. Nó giúp giảm được những rủi ro và chấn thương trong quá trình tập. Vì thế, nếu bạn mới tập luyện thì đòi hỏi cần phải có huấn luyện viên hỗ trợ trong quá trình tập gym.

Việc thực hiện không đúng kỹ thuật khiến cho cơ thể, xương khớp đau nhức. Đặc biệt đối với các bài tập vai, tập gym sai kỹ thuật sẽ khiến cho cơ vai bị chấn thương. Nghiêm trọng hơn, nó còn dẫn đến sai khớp hay trật khớp.

Tập tạ quá nặng

Tập gym là quá trình giúp cơ bắp săn chắc và làm cho cơ thể bạn trở nên khỏe mạnh. Tuy nhiên, có 1 quan điểm sai lầm đó là tập tạ nặng sẽ mang đến kết quả tốt nhất. Vì thế, có rất nhiều gymer đã chọn mức tạ tương đối nặng để tập luyện.

Tuy nhiên, khi tập tạ nặng, khớp vai của bạn sẽ phải chịu nhiều áp lực. Nếu không có người hỗ trợ, vai của bạn sẽ bị đau nhức và dẫn đến chấn thương vai khi tập gym. Không chỉ thế, bạn còn rất dễ gặp phải những vấn đề nghiêm trọng hơn trong quá trình tập luyện.

Tập tạ quá nặng gây chấn thương vai khi tập gym

Gặp các vấn đề về xương khớp

Dù đã khởi động đúng cách, tập đúng kỹ thuật mà bạn vẫn bị chấn thương vai khi tập gym thì hãy cẩn thận. Đây có thể là dấu hiệu về các vấn đề về xương khớp và cần điều trị sớm hơn.

Nó có thể là những vấn đề về xương khớp như sau:

– Trật khớp vai

– Viêm rách gân và chóp xoay

– Thoái hóa khớp

– Rách sụn viền và bao khớp vai

– Viêm khớp vai

– Viêm khớp dạng thấp

2. Các dạng chấn thương vai thường gặp

Rách sụn viền và bao khớp vai

Nhờ sụn viền ổ chảo, bao khớp vai có thể dính liền vào xương . Nếu có những tác động xoay quá mức hay té ngã, chống đỡ, sụn viền sẽ có thể bị rách hay tróc khỏi xương. Rách sụn viền và bao khớp vai có thể dẫn đến tình trạng đau mãn tính, mất vững khớp hay trật khớp tái hồi.

Trật khớp cùng

Đây là 1 dạng chấn thương vai khi tập gym có thể gặp phải khi chống đỡ hoặc va đập xuống mặt phẳng. Để có thể hồi phục hoàn toàn, chúng ta cần phải sử dụng đến biện pháp phẫu thuật. Đối với những người chơi thể thao chuyên nghiệp, đây là 1 dạng chấn thương rất hay gặp phải.

Các dạng chấn thương vai thường gặp

Gãy xương vùng vai

Trong quá trình tập gym, nếu lực chống đỡ quá mạnh sẽ khiến gãy xương đòn, xương bảo vai hay cánh tay. Vì thế, nếu gặp tình trạng này, bạn cần phải nghỉ ngơi để tránh bị lệch khớp.

Viêm rách gân và chóp xoay

Gân chóp xoay có nhiệm vụ giữ vững khớp và tạo lực xoay tròn quay khớp vai. Vì là bộ phận đảm nhận nhiều chức năng nên nó cũng rất dễ bị tránh hay chấn thương. Nếu không được chữa trị kịp thời, rách gân có thể dẫn đến đau mãn tính và cứng khớp.

3. Cách khắc phục chấn thương vai

Thư giãn khớp vai

Cách khắc phục này sẽ làm thuyên giảm rõ rệt. Đây là phương pháp phù hợp đối với những người phải chịu nhiều áp lực trong quá trình vận động. Bạn có thể thả lỏng khớp vai với những bài tập nhẹ nhàng.

Việc thư giãn khớp khoảng 5 – 10 phút sẽ giúp cho cơ bắp xung quanh được thư giãn. Không chỉ thế, nó còn giúp giảm bớt sự chèn ép của các dây thần kinh lên khớp khi tập luyện quá sức.

Thư giãn khớp vai

Massage

Massage là cách khắc phục chấn thương vai khi tập gym nhanh chóng. Việc sử dụng lực từ ngón tay và bàn tay giúp cho xương khớp được thư giãn. Nhờ vậy mà có tác dụng giảm đau nhức.

Bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của đồng nghiệp hay huấn luyện viên. Nếu có thể, hãy xoa 1 ít dầu nóng lên vùng bị chấn thương để tăng hiệu quả. Tuy nhiên, cần chú ý không tác dụng lực quá mạnh lên khiến mô mềm và vùng da ngoài bị chấn thương.

Chườm nóng, chườm lạnh

Bạn có thể chườm nóng nếu vai của bạn bị đau nhức đơn thuần. Còn đối với tình trạng đau nhức kèm sưng, hãy sử dụng chườm lạnh để khắc phục chấn thương vai khi tập gym.

Nếu chườm nóng, bạn có thể sử dụng túi nước nóng khoảng 60 – 70 độ và áp vào vùng bị đau. Ngược lại, nếu chườm lạnh hãy cho những viên đá vào túi chườm. Sau đó nhẹ nhàng chờ vào vùng khớp vai đang tổn thương. Tuy nhiên, bạn cần chú ý không nên chườm quá 20 phút mỗi lần. Cả 2 biện pháp khắc phục đều giúp cho tình trạng đau nhức được giảm đi nhanh chóng.

Chườm nóng, chườm lạnh vùng vai chấn thương

Dùng thuốc tại chỗ

Bạn có thể dùng thuốc bôi hay miếng dán để khắc phục chấn thương. Dù là thuốc ngoài da nhưng nó có tác dụng thẩm thấu và giảm đau nhức vùng vai. Nó giúp ức chế tình trạng đau nhức và khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, bạn không nên quá lạm dụng dùng thuốc để xử lý chấn thương vai khi tập gym. Bởi nó có thể tiềm ẩn những tác dụng phụ không như ý muốn.

4. Cách phòng ngừa tình trạng chấn thương vai khi tập gym

– Nên dành khoảng 15 phút cho các bài tập khởi động. Với những bài tập xô, bạn nên khởi động khớp vai thật kỹ lưỡng với những động tác xoay vai, khởi động cơ bản.

– Tập luyện đúng kỹ thuật theo sự chỉ dẫn của huấn luyện viên.

– Không nên tập luyện với cường độ cao trong thời gian dài. Đối với những bài tập vai, bạn chỉ nên tập từ 60 – 90 phút và phân bổ thời gian cho phù hợp với thể trạng mỗi người.

– Không nên dùng tạ quá nặng, thay vì đó hãy sử dụng các loại tạ có trọng lượng phù hợp. Điều đó giúp cho khớp vai hay các khớp trong cơ thể không bị tổn thương.

Phòng ngừa chấn thương vai khi tập gym

– Nếu thấy khớp vai bị đau nhức, nên dừng tập luyện. Khi bạn cố gắng tập, có thể dẫn đến chấn thương vai khi tập gym.

– Không nên tập thể dục quá sớm hay quá muộn.

– Bổ sung đầy đủ nước trước, trong và sau quá trình tập luyện

– Không để bụng quá no hay quá đói trước khi tập gym.

Trên đây là những thông tin về chấn thương vai khi tập gym. Có rất nhiều các dạng chấn thương vai thường gặp trong tập luyện. Vì thế để có thể đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân, bạn cần có những biện pháp phòng ngừa tốt nhất.