Tập tạ, Thể thao

Gãy xương đòn có tập tạ được không? Một số lưu ý trước khi tập tạ

Tập tạ thường yêu cầu rất nhiều sức lực từ các bộ phận cơ thể. Khi bị gãy xương đòn thì bạn sẽ vô cùng đau đớn. Khi đó, gãy xương đòn có tập tạ được không là thắc mắc chung của những gymer. Trong bộ môn này xương đòn đóng vai trò khá quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu và giải đáp thắc mắc về gãy xương đòn và các bài tập tạ trong bài viết này nhé!

Bài viết liên quan:

Tập tạ có lùn không? Những bài tập mà người lùn không nên sử dụng
Trong thời gian tập tạ nên ăn gì để đạt được hiệu quả tốt nhất?
Hướng dẫn tập tạ tại nhà bằng tạ tay đơn giản hiệu quả

Gãy xương đòn có tập tạ được không?

Trước khi tìm hiểu gãy xương đòn có tập tạ được không thì bạn cần biết xương đòn là gì. Xương đòn là xương nằm ở vị trí giữa cổ và ngực. Chúng ta thường gọi chúng là xương quai xanh.

Nhiệm vụ của xương này là nâng đỡ trọng lượng cánh tay. Do đó, khi vận động hoặc va chạm mạnh phần cánh tay có thể dẫn đến gãy xương đòn. Biểu hiện cơ bản nhất chính là đau khuỷu tay khi tập tạ.

Một số nguyên nhân gây gãy xương đòn phổ biến thường đến từ bất cẩn của người tập. Đầu tiên là do những lực tác động trực tiếp vào vai. Thường là do tai nạn giao thông hay té ngã. Sau đó là những bài tập nặng quá sức cơ thể lâu dài sẽ gây gãy xương đòn.

Xương đòn đóng vai trò nâng đỡ tay và ngực

Vì sao khi gãy xương đòn không nên tập tạ?

Đối với người tập Gym lâu năm thì gãy xương đòn sẽ gây ra những bất tiện trong cuộc sống. Đặc biệt là làm gián đoạn quá trình tập luyện của bạn. Do đó, câu hỏi thường trực của người tập gym chính là gãy xương đòn có tập tạ được không. Trong thực tế, theo các bác sĩ chuyên ngành thì câu trả lời là không.

Hiện nay, gãy xương đòn có thể được điều trị bằng các phương pháp chuyên khoa phù hợp. Tiêu biểu là đeo đai số 8 hoặc phẫu thuật đặt nẹp vít trong trường hợp gãy sâu và phức tạp. Trong vòng từ 2 đến 4 tuần sau khi phẫu thuật thì bệnh nhân chỉ nên vận động nhẹ nhàng. Hạn chế các động tác nặng và tránh giơ tay lên quá đầu.

Sau khi bị gãy xương đòn bạn nên nghỉ tập tạ từ 1 đến 3 tháng

Đối với những bài tập gym, đặc biệt là tập tạ thì bạn không nên tập. Vì những bài tập này tác động trực tiếp lên xương đòn. Điều đó có thể khiến vết thương lâu lành hơn. Hoặc tệ nhất là gây nên những tổn thương nghiêm trọng tới xương đòn.

Thông thường, xương đòn sẽ có dấu hiệu liền trong vòng từ 2 đến 3 tháng. Vào lúc đó, bạn sẽ cần nghỉ ngơi và tái khám. Bác sĩ sẽ cho lời khuyên thích đáng rằng bạn có nên bắt đầu tập tạ lại hay không.

Chế độ chăm sóc khi bị gãy xương đòn

Gãy xương đòn khi tập tạ là một trong những chấn thương khá phổ biến mà nhiều người thường gặp phải trong tập luyện. Đây cũng là chủ đề mà thu hút được nhiều sự quan tâm nhất. Dưới đây là những chia sẻ về chế độ chăm sóc khi bị gãy xương đòn khi tập tạ:

Xương đòn là vị trí xương vô cùng quan trọng đối với cơ thể. Đặc biệt đối với người tập tạ, xương đòn giúp nâng đỡ và quyết định sức bền cơ thể. Do đó, trong quá trình gãy xương đòn, ngoài việc tìm hiểu về  gãy xương đòn có tập tạ được không thì người tập cũng nên chú trọng chế độ nghỉ ngơi phù hợp.

Khi bị gãy xương đòn người tập nên nghỉ ngơi hoàn toàn cho tới khi bình phục. Bên cạnh đó, bạn cần phải tái khám định kỳ như chỉ định của bác sĩ để theo dõi tiến trình hồi phục. Tốt nhất là chọn các cơ sở y tế chất lượng và uy tín để được chẩn đoán chính xác nhất.

Chỉ nên tập tạ lại khi bác sĩ cho phép

Đối với những vết phẫu thuật, để nhanh lành bạn cần phải có chế độ chăm sóc phù hợp. Quan trọng nhất là trong những ngày đầu sau khi phẫu thuật. Lúc đó, bạn phải thường xuyên chườm đá 3 lần mỗi ngày. Mỗi lần kéo dài 15 phút. Việc này giúp hạn chế sưng đau và giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng vết mổ.

Sau khi phẫu thuật bệnh nhân tuyệt đối không nâng tay bị gãy xương đòn quá cao. Tốt nhất là hạn chế di chuyển tay trong vòng 4 tuần để đảm bảo tốc độ phục hồi.

6 tuần sau khi phẫu thuật bạn có thể vận động nhẹ nhàng. Tuy nhiên vẫn không được nâng hạ các vật có trọng lượng vượt quá 3kg. Tiếp tục giữ nẹp xương đòn cho vết mổ càng lâu càng tốt để tăng cường sự lành xương.

Khi mang nẹp xương đòn bệnh nhân cần chú ý giữ tay thẳng. Đặc biệt là cánh tay để giữ sự cân bằng cho vị trí bị thương. Hạn chế nhún vai hoặc nghiêng người để vết thương không bị di lệch.

Gãy xương đòn bao lâu thì khỏi?

Ngoài câu hỏi gãy xương đòn có tập tạ được không thì nhiều người cũng thắc mắc về thời gian lành xương. Theo các bác sĩ quá trình liền xương đòn thường kéo dài từ 3 đến 4 tháng. Tuy nhiên, sau khoảng 1 tháng là bệnh nhân có thể vận động nhẹ nhàng. Miễn sao không đưa tay lên cao hoặc vẩy quá mạnh là được.

Gãy xương đòn có tập tạ được không là thắc mắc chung của gymer

Đối với các bài tập gym nặng như tập tạ thì bệnh nhân nên tái khám. Nếu có dấu hiệu liền xương biểu hiện ở kết quả xét nghiệm lâm sàng hoặc X Quang. Cùng với đó là sự cho phép của bác sĩ chuyên môn thì mới nên bắt đầu tập luyện lại. Ngoài ra thì bạn cũng nên chú ý tập tạ có nên quan hệ không khi gãy xương đòn để bảo toàn sức khỏe. 

Trên đây là những thông tin giải đáp câu hỏi gãy xương đòn có tập tạ được không. Hãy chắc chắn là bạn nên nghỉ ngơi và đợi vết thương lành rồi mới tập luyện lại nhé! Xem nhiều hơn những thông tin hữu ích tại đây nhé!