Blog bóng đá

Mách bạn cách giữ bóng tốt và hiệu quả nhất khi thi đấu bóng đá

Cách giữ bóng tốt, hiệu quả là tiền đề cho mọi trận thi đấu bóng đá thành công. Đây cũng là kỹ thuật khống chế bóng mà mọi cầu thủ đều phải thực hiện một cách thành thạo. Bài viết tổng hợp và giới thiệu cách khống chế bóng hiệu quả nhất cho thi đấu bóng đá.

1. Cách giữ bóng tốt bằng mu bàn chân

Khống chế bóng bằng mu bàn chân thường được dùng trong các tình huống bóng khó hoặc bị kèm chặt. Kỹ thuật này thường chỉ các cầu thủ có cảm giác bóng tốt mới có thể thực hiện chính xác, hiệu quả.

Dùng mu bàn chân không chế bóng sệt

Khi thực hiện kỹ thuật này cầu thủ phải đứng đối diện với hướng bóng đang bay tới. Người hơi ngả về phía trước, đặt chân trụ xuống, mũi chân đối diện hướng bóng. Đầu gối chân trụ hơi khụy xuống. Đồng thời đưa chân giữ bóng lên, khớp gối co lại, bàn chân co lên sao cho mu bàn chân và mặt đất tạo thành góc nhỏ hơn 90 độ.

Cách giữ bóng tốt bằng mu bàn chân

Xem thêm:

Chia sẻ 5 cách thở khi đá bóng mang lại hiệu quả cực cao

Hướng dẫn chi tiết kỹ thuật bóng đá đường phố đầy đủ từ A-Z

Dùng mu bàn chân khống chế bóng nảy

Đặt chân trụ phía sau điểm bóng rơi, trọng tâm cơ thể dồn lên chân trụ. Mũi bàn chân đặt đối diện hướng bóng đến sao cho mu bàn chân tiếp bóng ở góc 30 độ.

2. Cách giữ bóng tốt bằng lòng bàn chân

Đây là kỹ thuật khống chế bóng cơ bản nhất mọi cầu thủ đều phải thực hiện. Khống chế bóng bằng lòng bàn chân sẽ giúp quán tính chuyển động của bóng giảm xuống. Qua đó cầu thủ có thể dễ dàng khống chế, kiểm soát bóng.

Dùng lòng bàn chân giữ bóng lăn sệt

Kỹ thuật khống chế bóng sệt bằng lòng bàn chân giúp cầu thủ nhận các đường chuyền từ đông đội. Khi khống chế bóng sệt cầu thủ phải đặt mũi chân trụ và 1 bên vai đối diện hướng bóng, đầu gối hơi khụy. Chân giữ bóng phải mở mũi ra ngoài khoảng 15 độ, gan bàn chân song song với mặt đất, hướng lòng bàn chân về phía trước.

Dùng lòng bàn chân giữ bóng lăn sệt

Bóng đá là môn thể thao hội tụ rất nhiều yếu tố từ kỹ thuật, tốc độ cho đến tư duy chiến thuật. Ngoài ra có một số kỹ năng mà bất cứ cầu thủ nào cũng cần khi thi đấu là khả năng giữ bóng tốt.

Để có khả năng giữ bóng tốt trong thi đấu đòi hỏi các cầu thủ phải trải qua những bài luyện tập với cường độ cao đồng thời phải có sự kiên trì trong quá trình tập luyện.

Để hiểu rõ hơn về phương pháp cải thiện tốc độ trong bóng đá, các khan giả có thể theo dõi thêm tại BaotinbongVn. Tại đây bạn có thể cập nhật liên tục các tin tức về kết quả bóng đá, bảng xếp hạng và lịch bóng đá mới nhất, chính xác nhất.

Dùng lòng bàn chân giữ bóng nảy

Khi bóng đập xuống đất và nảy tới, cầu thủ phải hạ thấp đầu gối chân trụ, thân người hơi nghiêng sau khi chạm bóng. Đưa chân giữ bóng lên, thả lỏng cẳng chân. bẻ cong mũi chân, lòng bàn chân chạm bóng sao cho hường bóng và mặt đất tạo thành một góc nhỏ hơn 90 độ.

Đây là một kỹ thuật khống chế bóng khó. Do đó cầu thủ phải thường xuyên luyện tập để thực hiện thành thạo/

Dùng lòng bàn chân giữ bóng bổng

Khi bóng bay bổng đến cầu thủ phải chủ động chọn vị trí, đưa chân lên cao theo hướng bóng. Ngay khi chân chạm bóng phải kéo chân ra sau ngay lập tức để giảm áp lực cho bóng. Đồng thời khống chế bóng dưới chân.

Dùng lòng bàn chân giữ bóng bổng

3. Cách khắc phục các lỗi thường gặp khi khống chế bóng

Các lỗi thường gặp khi khống chế bóng

– Khống chế bóng sệt:

+ Bóng lăn qua lòng bàn chân.

+ Vị trí tiếp xúc bóng hơi cao so với mặt đất.

+ Khống chế bóng khi bóng không nằm trong vị trí tốt nhất.

+ Động tác rướn người không chuẩn dẫn đến các sai sot khi khống chế bóng.

– Khống chế bóng nảy:

+ Bóng lọt qua chân do phán đoán bóng không chính xác.

+ Lực tiếp xúc và điểm tiếp xúc bóng không chính xác.

+ Phán đoán tình huống bóng sai.

– Khống chế bóng bổng:

+ Vị trí tiếp xúc bóng không chính xác do phán đoán không đúng hướng bóng và tốc độ bay của bóng.

+ Không khống chế được bóng trong phạm vi tốt nhất.

Cách khắc phục

– Tự tập luyện các kỹ thuật giữ bóng bằng cách:

+ Tập khống chế bóng với bức tường.

+ Tự đá bóng lên cao và khống chế bóng nảy.

– Tập khống chế bóng nhiều người:

+ Giữ bóng lăn sệt đến trước mặt.

+ 2 người đứng đối diện, cách nhau 5m. 1 người tung bóng, 1 người tập khống chế bóng bổng.

+ 3 người tập khống chế bóng luân phiên.

Cách khắc phục các lỗi thường gặp khi khống chế bóng

Lưu ý

– Chân tiếp xúc bóng phải khéo léo, lực tiếp xúc bóng vừa phải để không khống chế bóng hụt.

– Phán đoán đúng hướng đi và điểm rơi của bóng.

– Khống chế bóng phải đúng tư thế mới đạt hiệu quả tốt nhất.

Trên đây chúng tôi đã tổng hợp và giới thiệu những cách giữ bóng tốt. Kỹ thuật khống chế bóng chính xác, hiệu quả sẽ nâng cao thành tích thi đấu của bạn cũng như toàn đội bóng. Chúc các bạn thi đấu thành công!